Thị trường sơn Việt Nam có sự phân hóa mạnh - Queen Paint

Thị trường sơn Việt Nam có sự phân hóa mạnh

Thị trường sơn Việt Nam có sự phân hóa mạnh vô cùng đa dạng đã khiến cho khách hàng gặp phải rất nhiều khó khăn trong việc lựa chọn một thương hiệu sơn nhà uy tín, chất lượng và đẳng cấp. Vậy thị trường ngành sơn Việt Nam đang phân hóa như thế nào và đâu là hãng sơn uy tín mà khách hàng có thể đặt niềm tin?

Tổng quan về thị trường sơn Việt Nam hiện nay

Hiện nay thị trường sơn Việt Nam đang có hơn 60 doanh nghiệp chuyên sản xuất và kinh doanh sơn nhà. Sự gia tăng các thương hiệu sơn ngày càng nhiều bắt nguồn từ hiện tượng thị trường bất động sản ngày càng nóng lên. Bất động sản khởi sắc, các công trình mọc lên ngày càng nhiều thì nhu cầu về sơn nhà ngày càng gia tăng.

Tuy nhiên, sự gia tăng của thị trường sơn Việt Nam lại có tính hai mặt.

Thứ nhất, khách hàng sẽ có cơ hội tiếp cận với đa dạng nguồn cung hơn và thỏa sức lựa chọn được sản phẩm phù hợp với nhu cầu. Thứ hai, khách hàng sẽ bị lạc vào mê cung “các hãng sơn” khiến không biết nên chọn loại sơn nào là chất lượng.

Đặc biệt, nếu nhìn lại thị trường sơn tại Việt Nam trong năm vừa qua, có thể thấy thị trường sơn đã bị phân hóa thành rất nhiều nhóm. Nhu cầu sử dụng sơn của khách hàng cũng ngày càng thay đổi theo hướng tích cực.

Kinh tế ngày càng phát triển, đời sống người dân ngày càng cao, tâm lý của người Việt dần dần không còn suy nghĩ thích dùng của rẻ. Cái mà khách hàng quan tâm và hướng đến hiện nay chính là những sản phẩm sơn chất lượng, bền màu theo thời gian. Do đó, những sản phẩm sơn kém chất lượng, sơn hay bị làm giả, sơn dễ bị bay màu, dễ mốc, hỏng… đã dần dần tự rơi rụng khỏi thị trường cạnh tranh khốc liệt. Ngược lại, các sản phẩm sơn chất lượng, giá thành tốt đã dần dần tạo dựng được niềm tin và ngày càng phát triển mạnh mẽ.

Có thể nói năm 2017 chính là một năm mà các thương hiệu sơn chất lượng, uy tín đã gặt hái được rất nhiều thành công. Đồng thời, thị trường cũng đã tự đào thải các dòng sơn kém chất lượng, không bền màu.

Theo đánh giá dựa trên nhu cầu sử dụng sơn của khách hàng hiện nay, chúng tôi cho rằng thị trường sơn trong năm 2018 và các năm tiếp theo sẽ tiếp tục bị phân hóa mạnh và sâu hơn. Đặc biệt là sự phân hóa này sẽ dựa trên tiêu chí: chất lượng.

Nếu phân loại về mặt chất lượng sơn, độ bền màu… thì thị trường sơn Việt Nam 2018 có thể được phân loại thành các nhóm sơn như sau:

1. Nhóm sơn chất lượng đỉnh cao, đẳng cấp, bền màu và sang trọng

Nhóm sơn nước có chất lượng đỉnh cao, độ bền màu tốt và gam màu sang trọng, hiện đại là nhóm sơn được rất nhiều khách hàng hướng tới. Bởi việc sử dụng các dòng sơn đỉnh cao, đẳng cấp, bền màu sẽ mang lại cho khách hàng rất nhiều lợi ích như:

– Thể hiện được đẳng cấp: Một công trình được sơn bằng sản phẩm sơn nhà cao cấp giá trị cao sẽ là cách chủ đầu tư thể hiện được đẳng cấp cho chính công trình xây dựng và thể hiện đẳng cấp cho chính mình.

– Nâng cao tính thẩm mỹ cho ngôi nhà: Những dòng sơn nhà cao cấp thường có màu sơn rất chuẩn, đẹp và đa dạng. Các gam màu của loại sơn cấp cấp cũng được tính toán tỉ mỉ nhằm mang đến những gam màu “chất lừ” đẳng cấp giúp tôn thêm vẻ đẹp cho căn nhà.

– Tiết kiệm được chi phí và công sức: Có lẽ bạn sẽ thấy hơi mâu thuẫn! Bởi hầu hết các loại sơn đẳng cấp đều có giá bán khá cao. Vậy tại sao chúng tôi lại nói mua sơn đẳng cấp giá cao sẽ giúp khách hàng tiết kiệm chi phí? Bạn cần biết rằng, các dòng sơn đỉnh cao ví dụ như dòng sơn UTU, đây là một dòng sơn cao cấp có độ bền màu rất cao, màu rất bền và sang trọng. Do đó, bạn sẽ không cần mất thêm nhiều chi phí và công sức sơn sửa lại công trình.

Nếu xếp loại thương hiệu sơn đẳng cấp, rất bền màu hiện nay có thể kể đến dòng sơn UTU – đây là một trong những sản phẩm sơn được sản xuất theo đúng xu hướng nhu cầu của khách hàng hiện nay là: đẳng cấp, bền màu, sang trọng. Dòng sơn này được sản xuất trên Công nghệ UTU C – một công nghệ mang đến sản phẩm sơn bền màu nhất hiện nay. Đặc biệt, sơn UTU cũng đã được rất nhiều thợ sơn đánh giá rất cao về chất lượng.

2. Nhóm sơn chất lượng ổn định với giá thành bình dân

Nếu xét về sự phân hóa thị trường Sơn Việt Nam dựa theo nhu cầu của khách hàng thì nhóm sơn có chất lượng ổn định với giá thành bình dân cũng là nhóm sơn được khá nhiều khách hàng lựa chọn. Nhóm sơn này có ưu điểm:

– Giá bình dân, không quá cao, phù hợp với nhu cầu của các công trình tầm trung, không cần đòi hỏi cao về mặt thẩm mỹ và độ bền màu.

– Chất lượng sơn ở mức ổn định, độ bền màu, bề mặt sơn không quá đẹp và sang trọng.

Có thể kể đến một số thương hiệu sơn giá bình dân hiện nay như sơn Kova.

Tuy nhiên, nếu khách hàng đặt nặng vấn đề về giá thành, không đòi hỏi cao về độ bền màu và độ sang trọng đẳng cấp thì hoàn toàn có thể lựa chọn các dòng sơn trong nhóm này.

3. Nhóm sơn giá rẻ, kém chất lượng

Nhóm sơn nước này thường được bán với giá thành rất rẻ nhưng chất lượng cũng rất kém. Màu thường bay, bong chóc rất nhanh và màu sơn không chuẩn. Vì vậy nhóm sơn này hiện nay đang dần tự thui chột và bị thị trường đào thải dần.

4. Nhóm sơn nhà có nhiều tiện ích khi mua sơn

Đây cũng là một xu hướng phân hóa thị trường ngành sơn Việt Nam hiện nay. Các sản phẩm sơn nằm trong nhóm này thường có nhiều tiện ích khi mua sơn. Nghĩa là khách hàng mua sơn sẽ thuận tiện hơn nhiều vì tại các đại lý bán các dòng sơn này đều được cấp máy pha màu sơn. Có thể kể đến một số thương hiệu sơn nổi tiếng trong nhóm này là: Sơn Dulux, sơn Jotun, sơn Mykolor, sơn Nippon, Sơn Jicapaint , ….

Tuy nhiên, nhược điểm của các sản phẩm sơn trong nhóm tiện ích là:

– Màu sơn sẽ không bền màu vì các máy pha màu sơn được cấp cho các đại lý thường dùng tinh màu sơn rất yếu, yếu hơn rất nhiều so với các máy pha màu cồn kềnh tại nhà máy (cần các kĩ thuật pha màu cao mới vận hành được chuẩn và chính xác).

– Đặc biệt, đại lý cũng sẽ dễ tráo sơn, trộn sơn và làm giả sơn vì được phép tự pha màu sơn. Do đó, gây mất uy tín cho khách hàng.

Như vậy có thể thấy rằng thị trường sơn Việt Nam có sự phân hóa mạnh. Sự phân hóa này hoàn toàn dựa trên nhu cầu thực tế của khách hàng. Thị trường sơn việt nam tập trung chủ yếu vào các hãng sơn uy tín và chất lượng như Kova, Dulux, Jotun, Sunpro, Sika… Mỗi hãng này đều có điểm mạnh, điểm yếu riêng.

Nguồn: Hiệp hội sơn.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

GỌI NGAY
icons8-exercise-96 chat-active-icon
chat-active-icon